Cách sử dụng trang web hiệu quả
Trong cuộc chạy đua về thương hiệu trên Internet thông qua website, rất nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng một website cho riêng mình. Nhưng sở hữu một website có giao diện đẹp mà không được vận hành và quảng bá tốt thì cũng không mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi. Vậy làm sao để sử dụng trang web hiệu quả nhất?
Tất Thành sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm thực tế mà chúng tôi thu thập được từ chính những khách hàng đã kinh doanh thành công trên website, mong rằng những kinh nghiệm này sẽ phần nào giúp quý khách sử dụng website hiệu quả hơn.
1. Xây dựng nội dung đầy đủ và khác biệt cho website
Trang web giống như một cửa hàng của bạn trên internet, nếu như cửa hàng của bạn phải được thiết kế nội thất đẹp, trưng bày hàng hóa hấp dẫn, tăng tính trải nghiệm của người dùng với sản phẩm, có nhân viên tư vấn nhiệt tình thì website cũng cần được chuẩn bị nội dung rất chu đáo và hấp dẫn.
Vậy làm thể nào để xây dựng nội dung cho trang web của bạn thật khác biệt, hấp dẫn. Các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí sau:
Đầu tiên, bạn cần lên được hệ thống menu của toàn bộ website bao gồm phân chia các danh mục sản phẩm, danh mục bài viết như thế nào? Để vừa truyền tải nhanh nhất đến người xem giúp họ hiểu được những thứ bạn đang muốn bán mà không bị rối trước quá nhiều loại sản phẩm.
Tiếp theo, bạn cần cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến thông tin doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn:
- Trang web đầy đủ thông tin về doanh nghiệp giúp khách hàng có thể nhanh chóng đưa ra quyết định mua sắm và hoàn toàn yên tâm vì đã tìm được địa chỉ uy tín, đáng tin cậy.
- Cập nhật thông tin cho sản phẩm và các bài viết thật rõ ràng về các cam kết, chính sách riêng, ưu thế vượt trội của bạn, thậm chí làm các banner để làm nổi bật sự vượt trội của riêng mình đem lại lòng tin cho khách hàng là điều cực kỳ quan trọng đối với bán hàng trực tuyến. Các thông tin của sản phẩm cần phải rõ ràng từ thông số, kích thước, nguồn gốc xuất xứ, các hình ảnh nhiều góc độ và các hình ảnh sử dụng thực tế càng tốt.
- Ngoài những thông tin trên bạn cần cố gắng cung cấp các thông tin mang tính trải nghiệm sản phẩm như: Video hướng dẫn sử dụng, Video box hộp sản phẩm tận nơi, một số kiến thức thực tế khi sử dụng sản phẩm.
- Ngoài việc đưa thông tin về từng sản phẩm đơn lẻ, bạn có thể đưa thêm các thông tin về bộ sản phẩm hoặc các hướng dẫn ghép sản phẩm với các phụ kiện, phối hợp thực tế với nhiều sản phẩm để tăng khả năng tiếp thị các sản phẩm liên quan đến nhau.
- Cần phân bổ nội dung nhấn mạnh vào hình ảnh, video nhiều hơn là chữ. Thiết kế nhiều banner hấp dẫn, lên nhiều chương trình khuyến mại tốt.
Tiếp đến, phát triển các nội dung mới:
- Hãy nghĩ như một khách hàng. Đây là cách để bạn tìm kiếm ý tưởng phát triển nội dung mới.
- Khách hàng của bạn đang mong muốn và nhu cầu gì cần bạn giúp để điều gì? Hãy chia sẻ những mong muốn và nhu cầu đó thành những bài viết hoặc những video chia sẻ chi tiết, cụ thể.
- Khách hàng của bạn đang gặp vấn đề gì cần bạn giúp đỡ? Hãy chia sẻ những khó khăn của khách hàng đang gặp phải thành những bài viết hướng dẫn, video chia sẻ giải pháp để giúp khách hàng khắc phục vấn đề đó.
- Khi khách hàng tìm thấy giải pháp của bạn phù hợp, cuối cùng họ chọn bạn mà thôi.
Cuối cùng, cập nhật nội dung cũ:
- Các bài viết có nội dung cũ phải được cập nhật mới, và điều chỉnh phù hợp xu hướng mới để tạo độ tươi mới cho khách hàng.
- Một trang web không có sự đầu tư nội dung mới thường xuyên sẽ khó có thể giữ chân khách hàng. Nội dung mới lạ luôn thu hút sự chú ý của khách hàng. Do đó, bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin, thay đổi làm mới nội dung cho trang web nhằm tạo sự mới mẻ và tránh sự nhàm chán cho khách hàng.
- Các bài viết phải hay, nội dung cô đọng, trình bày bố cục khoa học, chuyên nghiệp, ngôn từ cần được trau chuốt phù hợp với từng lĩnh vực. Các hình ảnh cần được định dạng kích thước, tăng giảm độ sáng, nâng cao tính thẩm mỹ và sinh động cho bài viết, đảm bảo tốc độ load của website ổn định.
2. Quan tâm tới trải nghiệm khách hàng trên website
Sau khi có nội dung hấp dẫn, bạn cần quan tâm tới thói quen của khách hàng trên website như thế nào? Họ hay click vào những vị trí nào? Họ hay vào những phần nội dung nào trên website?
Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết chính xác từng người tên là gì? Đang quan tâm tới nội dung nào? Để làm được điều đó bạn cần lấy được thông tin cá nhân của họ như: Họ tên, email, số điện thoại... Bạn có thể áp dụng nhập email để tặng mã giảm giá.
Bạn nên yêu cầu bên cung cấp website làm chức năng theo dõi, phân tích hành vi khách hàng để biết được từng khách hàng đã xem những nội dung nào? Bao nhiêu lần? Họ đang thích gì?
Để khách hàng thấy thật sự được quan tâm và chăm sóc trên website bạn nên cài đặt hỗ trợ trực tuyến như: zopim.com, subiz... Nhân viên của bạn sẽ thấy được từng người đang vào những phần nào của website và có thể mời họ chat để hỏi han, tư vấn thêm cho họ hoặc khi cần họ có thể chat bất cứ lúc nào thấy cần thiết mà không cần cài bất cứ ứng dụng nào?
3. Xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng chi tiết và chăm sóc họ thường xuyên
Đối với một cửa hàng truyền thống thì mặt tiền là quan trọng nhưng đối với một trang web thì người dùng là quan trọng nhất chính người dùng tạo nên độ phổ biến của website và uy tín của website. Chính vì vậy, bạn cần xây dựng một cơ sở dữ liệu sao cho thật chi tiết và chính xác. Về cơ bản, cơ sở dữ liệu này cần phân chia rõ: Những khách hàng mua hàng qua website, họ mua sản phẩm gì? Phân chia theo từng nhóm khách hàng mua theo giá trị, những khách hàng chưa mua hàng cũng cần được lưu lại và phân chia theo từng nhóm tiềm năng khác nhau như: Mới truy cập và xem sản phẩm, đã xem sản phẩm và chat với nhân viên tư vấn...
Từ cơ sở dữ liệu chi tiết đó, bạn cần lập lên một kịch bản kế hoạch chăm sóc họ qua email hoặc SMS định kỳ như: Chúc mừng sinh nhật họ và tặng họ mã giảm giá vào ngày này, chúc mừng ngày 8-3 nếu họ là nữ, nhắc khéo những món quà họ có thể mua tặng cho bạn gái trong ngày 8-3 nếu họ là nam giới... hoặc các quy trình hướng dẫn sử dụng định kỳ theo từng loại sản phẩm họ mua. Hãy để họ thấy rằng, bạn luôn quan tâm tới họ và cảm xúc của họ.
Hãy thiết kế hệ thống sao cho mỗi hành động của họ trên website đều được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu của bạn.
4. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) đóng vai trò quan trọng giúp website của bạn có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm (Google, Bing,…). Chính vì thế, mỗi sản phẩm hoặc bài viết đăng lên website cần tối ưu SEO một cách cẩn thận.
Việc lựa chọn từ khóa, định hướng tới nhu cầu tìm kiếm của khách hàng sẽ có tính hiệu quả cao và thân thiện với cỗ máy tìm kiếm. Như vậy, website dễ dàng được hiển thị trong Top đầu của các công cụ tìm kiếm và khách hàng sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm thông tin và chọn sản phẩm của bạn.
5. Quảng cáo website
Quảng cáo là cách nhanh nhất tìm kiếm khách hàng. Mục tiêu của quảng cáo website là thu hút nhiều lượt khách hàng truy cập và đặt hàng trên trang web.
Bạn có thể sử dụng quảng cáo Google Ads, quảng cáo Facebook Ads, Zalo Ads, TikTok Ads,… để quảng cáo trang web của bạn.
Lời kết
Bạn đã tốn tiền để xây dựng trang web, vì vậy hãy tìm cách sử dụng trang web hiệu quả.
Với những phân tích về cách sử dụng website có hiệu quả ở trên, Tất Thành hi vọng sẽ phần nào giúp cho bạn có thể đưa ra được chiến lược quản trị website một cách khoa học và hiệu quả.
Chúc bạn thành công.