Cấu tạo của 1 website

Không khó để thấy rằng các website đang có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt cùng với sự phát triển của smartphone, website ngày càng đem lại cho con người nhiều ứng dụng nổi bật hơn bao giờ hết. Xây dựng một website là con đường nhanh, tiết kiệm nhất để đưa doanh nghiệp, cửa hàng của bạn đến với người tiêu dùng

Để trao đổi dễ dàng hơn với người thiết kế trong quá trình thiết kế website, doanh nghiệp cũng cần phải có những kiến thức cơ bản về website. Đơn giản nhất, bạn cũng nên biết đến cấu tạo của một website.. Dưới đây, Tất Thành  sẽ giới thiệu đến bạn những thành phần cơ bản nhất cấu tạo nên một website, từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi cũng như có những yêu cầu về trang web của mình với người thiết kế.

Các thành phần chính cấu tạo nên một website

Một website thông thường có cấu tạo cơ bản gồm có nhiều trang con (web page). Đó là các tệp tin có định dạng html hoặc xhtml, được lưu trữ trong một máy tính chủ (web server). Thông tin được đăng trên website có nhiều dạng như âm thanh, video, văn bản, hay hình ảnh,...

Bản thân mỗi người truy cập ở những nơi khác nhau được gọi là máy trạm sẽ thông qua đường truyền internet để lấy tập tin từ máy chủ để đọc. Cụ thể hơn là những gì bạn đang đọc ngay lúc này chính là một trang con (web page) đang hiển thị trên máy tính hoặc điện thoại di động của bạn qua các công cụ trình duyệt như Google Chrome, Cốc cốc, Firefox,...

Để một website có hoạt động được trên môi trường internet, cần có các thành phần chính sau:

1. Source Code ( Mã nguồn): Xây dựng một website cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà. Trong đó, những lập trình viên sẽ là những kiến trúc sư để tạo nên mã nguồn. Còn mã nguồn thì được ví như nguyên vật liệu ( gạch, bê tông, sắt thép,..) để tạo dựng lên một ngôi nhà.

2. Web Hosting ( Lưu trữ web): Bên cạnh có một bản vẽ hoàn chỉnh và đầy đủ nguyên liệu để thi công thì ngôi nhà của bạn phải sở hữu một mảnh đất thật tốt để có thể tiến hành xây dựng trên đó. Hosting được coi là mảnh đất để lưu trữ mã nguồn. Bạn cần phải thuê một máy chủ ( web hosting). Máy chủ sẽ lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh và tài liệu của website để từ đó có thể đưa ra được những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng.

3. Domain ( Tên miền): Sau khi có nhà có đất thì việc có một địa chỉ cụ thể để người khác có thể tìm đến và thăm nhà bạn được.Đó chính là domain  - Tên miền chính cụ thể của website để các máy tính ở nơi khác có thể trỏ vào khi muốn truy cập vào trang web của bạn.  Do đó để truy cập website, bạn phải gõ địa chỉ tên miền trên trình duyệt để có thể đi đến được với website đó.

Các thành phần chính cấu tạo nên một website

Tiếp theo, chúng tôi muốn nói về những gì mà người dùng nhìn thấy: giao diện website

Cấu tạo cơ bản của một giao diện website

 

Tùy theo lĩnh vực cũng như nhu cầu của chủ sở hữu website, các website khác nhau có giao diện thiết kế khác nhau. Nhưng chung quy lại để thiết kế một giao diện website hoàn chỉnh cần có các thành phần cơ bản. Dưới đây sẽ là cấu tạo cơ bản thường thấy ở một giao diện trên trang chủ website.

Header

Header là phần đầu của website và thường sẽ là nơi hiển thị tất cả web page ( trang con). Phần này thường sẽ hiển thị logo doanh nghiệp, hotline, lựa chọn ngôn ngữ, đăng ký/ đăng nhập, menu, thanh tìm kiếm, giỏ hàng,...

 

Carousel/Slider

Phía dưới header chính là không gian để thiết kế hình ảnh, giới thiệu doanh nghiệp, mô tả sản phẩm hoặc các sản phẩm đính kèm của doanh nghiệp. Trên đây doanh nghiệp có thể bố trí các nút kêu gọi hành động từ người dùng ( Call to Action - CTA). Ví dụ như “Liên hệ ngay”, “Gọi ngay”,...

Phần hình ảnh sẽ được lập trình để trượt ngang (Slide) hoặc hiển thị theo một trục nào đó có hiệu ứng đi kèm (Carousel). Website ngày nay sẽ có thêm thanh hướng dẫn để khách hàng có thể chủ động lướt sang ảnh tiếp theo chứ không chỉ là một ảnh tĩnh như banner của các website thế hệ trước.

Content

Một website chất lượng chính là nơi cung cấp nhiều nội dung (content) hữu ích cho người dùng. Nội dung có thể ở dưới các dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, đường link,...

Content chất lượng và thể hiện được sự quan tâm từ phía người dùng ( chạm đến tâm lý người đọc) sẽ giúp trang web tăng thứ hạng vì được nhiều người truy cập vào để đọc thông tin. 

Footer

Footer là phần cuối cùng của trang web, đây là khu vực bố trí các thông tin thuộc bản quyền, các liên kết nhanh, kết nối các trang mạng khác, các mục lục,...

 

Cấu tạo cơ bản của một giao diện website

Trên đây là những thông tin cơ bản về cấu tạo của một website. Bất kỳ ai muốn bắt đầu xây dựng cho mình một website cá nhân hay websiteb kinh doanh bán hàng trực tuyến thì đều cần nắm được các kiến thức cơ bản bên trên. Chúc bạn sớm sở hữu một website đúng ý mình.