Có bao nhiêu loại mã nguồn để tạo lập website?

Khi tìm hiểu về website, chắc hẳn bạn không xa lạ với cụm từ "mã nguồn website". Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu mã nguồn website là gì, đặc điểm và vai trò của nó. Trong bài viết này, Tất Thành sẽ chia sẻ với bạn về các loại mã nguồn tạo lập website để giúp bạn lựa chọn bộ mã nguồn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình.

Phân loại mã nguồn tạo lập website

Có nhiều mã nguồn để tạo lập website và nhiều cách để phân loại chúng. Thế nhưng, có 2 loại mã nguồn để tạo lập website phổ biến nhất đó là mã nguồn mở và mã nguồn đóng.

Mã nguồn mở

Mã nguồn mở
 
Mã nguồn mở đề cập đến mã website được phân phối công khai, có thể được sử dụng và sửa đổi bởi người dùng cuối mà không bị hạn chế. Hiểu một cách đơn giản, bất kỳ ai cũng có thể biết thành phần mã, thậm chí điều chỉnh để cài thiện mã nguồn cho phù hợp với yêu cầu.

Ưu điểm của mã nguồn mở:
  • Mã có thể được biết và sửa đổi để giải quyết vấn đề/điều chỉnh cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể.

  • Luôn ở trạng thái cải tiến liên tục nhờ sự can thiệp của nhà phát triển.

  • Các sửa đổi đối với mã nguồn có thể được phân phối tự do.

  • Chống lại độc quyền và ép giá.

  • Thúc đẩy tiêu chuẩn chất lượng cao hơn.

  • Cho phép phát triển dự án website liên tục, ngay cả khi thay đổi lập trình viên/công ty thiết kế web.

Có một điểm cần lưu ý là mã nguồn mở và mã nguồn miễn phí có sự khác biệt. Mã nguồn miễn phí là mã nguồn mở, nhưng không phải tất cả mã nguồn mở đều miễn phí. Mã nguồn mở cho phép các công ty và nhà phát triển áp đặt các hạn chế sử dụng và giấy phép nhất định để bảo vệ tính toàn vẹn của bộ mã, trong khi mã nguồn miễn phí có thể được sửa đổi và phân phối tự do theo cách họ muốn và cho bất kỳ mục đích nào người ta muốn.

Các mã nguồn mở nổi tiếng để tạo lập website
 
Các mã nguồn mở nổi tiếng để tạo lập website
  • WordPress
WordPress là hệ thống CMS mã nguồn mở nổi tiếng nhất thế giới với hơn 202 triệu website được viết bằng PHP. Dù bạn muốn website đơn giản hay phức tạp, WordPress cũng có thể giúp bạn thực hiện điều đó với một loại các plugin hỗ trợ. Sự "mở" của WordPress được thể hiện ở các template và plugin phát triển rất đa dạng, hỗ trợ các loại website khác nhau: website tin tức, website thương mại điện tử, website nhiếp ảnh...
  • Magento
Magento - mã nguồn mở tạo web thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới được viết bởi ngôn ngữ lập trình PHP. Magento Open Source được cung cấp miễn phí theo Giấy phép Mã nguồn mở. Với Magento Commerce hay MagentoEE, doanh nghiệp phải trả tiền để được sử dụng các tính năng như mở nhiều cửa hàng, thẻ quà tặng...

Bản chất của Magento là một open source với khả năng sử dụng linh hoạt, có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí và có nhiều tính năng được tích hợp sẵn. Nếu bạn đang có nhu cầu tạo lập website thương mại điện tử, Magento là sự lựa chọn hàng đầu với những hỗ trợ về ngôn ngữ và tiền tệ đa dạng.
  • Một số các mã nguồn mở tạo lập website khác:
 
  1. Grapesjs: Mã nguồn mở miễn phí, xây dựng website không cần code.

  2. Joomla CMS: Giao diện đơn giản với thư viện ứng dụng khổng lồ.

  3. Vvvebjs: Kéo thả thư viện javascript để xây dựng website

  4. Microweber: hệ thống quản lý nội dung và xây dựng website nguồn mở, sử dụng kéo và thả cho phép người dùng nhanh chóng tạo nội dung, đồng thời lên lịch và quản lý nhiều màn hình, thích hợp với các website thương mại điện tử.

  5. ...

Mã nguồn đóng

Mã nguồn đóng
 
Mã nguồn đóng là mã nguồn do lập trình viên/ công ty thiết kế website tự xây dựng và cung cấp. Toàn bộ phần code sẽ được mã hóa và đảm bảo an toàn, người dùng không thể sao chép, sửa đổi hay xóa các phần của mã mà không để lại hậu quả. Hậu quả ở đây vừa là ảnh hưởng đến hiệu suất code, chính sách bảo hành và cả những hậu quả pháp lý.

Website mã nguồn đóng dược thiết kế như một giải pháp hoàn chỉnh với tất cả chức năng mà người dùng có thể yêu cầu. Có có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu công việc nhưng không thể sửa đổi mã, giấy phép không miễn phí và hoạt động phân phối lại (dù là miễn phí hay vì lợi nhuận) đều là bất hợp pháp.

Ưu điểm của mã nguồn đóng
  • Chức năng được phát triển theo nhu cầu, theo kịp thời đại, có khả năng tích hợp với các chương trình khác để cải thiện trải nghiệm người dùng.

  • Hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho người dùng. Mã nguồn đóng cũng phát triển cộng đồng hỗ trợ, nhưng nó thường ở dạng tài liệu và kinh nghiệm từ người dùng khác.

  • Bảo mật website: Nói đến mã nguồn đóng, người ta sẽ nghĩ ngay đến vấn đề bảo mật. Mọi người không dễ dàng để thay đổi mã hay hack các website mã nguồn đóng, vì vậy mà nó trở nên an toàn hơn.

► Xem thêm: Nên chọn mã nguồn mở hay mã nguồn đóng, ASP.NET hay PHP (Wordpress) để thiết kế website

Trên đây là một số chia sẻ của Tất Thành về mã nguồn tạo lập website. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn biết có bao nhiêu loại mã nguồn để tạo lập website, đặc điểm của từng loại và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho nhu cầu của mình. Chúc bạn thành công!