Chúng ta đang ở một trong những kỷ nguyên với sự thay đổi lớn về web, tiêu biểu là việc tiền tố HTTP quen thuộc trước đây đang dần bị thay thế bởi HTTPS. Vậy HTTPS là gì? Nó có gì khác biệt so với giao thức HTTP trước đây? Cùng Tất Thành tìm hiểu rõ hơn về giao thức đang ngày càng trở nên phổ biến này trong bài viết dưới đây nhé:
HTTPS là gì?
Theo các định nghĩa được đưa ra từ trước tới nay, HTTPS là từ viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure, là sự kết hợp giữa giao thức HTTP và giao thức bảo mật SSL hay TLS. Giao thức này tạo nên một rào chắn an ninh cho phép trao đổi thông tin một cách bảo mật và an toàn trên mạng internet.
Dù đã xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên trước đây, giao thức HTTPS chỉ được sử dụng tại những website có thực hiện các giao dịch liên quan đến mua bán, chuyển tiền hoặc chuyển giao các thông tin bảo mật của khách hàng như: Các trang web của ngân hàng, các
website thương mại điện tử, mạng xã hội hay các dịch vụ web như Gmail, Outlook mail,... Với mục đích đảm bảo các thông tin lưu truyền từ máy chủ đến các trình duyệt được đảm bảo an toàn.
Giao thức HTTPS giúp đảm bảo một số tính chất sau của thông tin lưu truyền:
- Sự bí mật: Sử dụng phương thức mã hóa để đảm bảo rằng các thông điệp được trao đổi giữa client và server trong bất kỳ trường hợp nào cũng không bị kẻ thứ 3 đọc được.
- Toàn vẹn: Sử dụng phương thức hashing để cả người dùng và máy chủ đều có thể tin tưởng thông điệp mà họ nhận được không bị mất mát hay đã qua chỉnh sửa.
- Độ tin cậy: Sử dụng chứng chỉ số để giúp người dùng có thể tin tưởng rằng website mà họ truy cập là chính chủ
Hiện nay, dưới sự thúc đẩy của Google và Mozilla, tốc độ chuyển đổi từ những website hoạt động trên giao thức HTTP sang HTTPS đang ngày một tăng. Theo đó, các trình duyệt sẽ dán nhãn với các trang web dùng kết nối HTTP là "Không bảo mật" hoặc "không an toàn". Google thậm chí còn đưa HTTPS trở thành một trong những tiêu chí dùng để xếp hạng website trên kết quả tìm kiếm.
Phân biệt giao thức HTTP và HTTPS
Hai giao thức HTTP và HTTPS có khá nhiều điểm khác nhau, từ tên gọi đến cách thức hoạt động, tốc độ truy cập,...
Về tên gọi
Như đã tìm hiểu ở phần trước, HTTPS là viết tắt của cụm từ Hypertext Transfer Protocol Secure và tương tự như vậy, từ viết tắt của HTTP là Hypertext Transfer Protocol. Sự khác nhau ngay cả trong tên gọi này không phải chỉ để phân biệt, nó thực sự nói với chúng ta rằng, giao thức HTTPS an toàn hơn khá nhiều so với HTTP, loại giao thức không có "Secure".
Với cuộc sống hiện nay, khi việc bảo mật thông tin riêng tư được đẩy lên hàng đầu, xu hướng sử dụng HTTPS đã và đang được đẩy lên cao trào hơn bao giờ hết
Về nguyên lý hoạt động
HTTP hoạt động trên mô hình Client - Server, với giao thức này, các máy khách sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ và chờ sự hồi đáp từ nó. Để có thể trao đổi thông tin với nhau, máy chủ và máy khách phải thực hiện một giao thức thống nhất đó là HTTP. Giao thức HTTP chỉ có tác dụng trong quá trình truyền thông tin giữa hai phía và không có bất kỳ tác dụng nào trong việc bảo mật thông tin trong quá trình truyền đi.
HTTPS cũng hoạt động tương tự HTTP nhưng có bổ dung thêm các giao thức bảo mật như SSL hoặc TLS, giúp thông tin trong quá trình truyền đi được mã hóa và bảo mật an toàn, đảm bảo rằng không có ai khác ngoài máy khách và máy chủ có thể để lộ thông tin, dữ liệu ra ngoài. HTTPS hoạt động kể cả khi bạn sử dụng thiết bị truy cập công cộng.
Về cổng kết nối
Cổng kết nối hay Port là nơi mà máy khách nhận được thông tin từ máy chủ gửi đến. Mỗi một Port có số hiệu và chức năng riêng biệt. Cụ thể:
- Giao thức truyền tải thông tin tại HTTP sử dụng Port 80
- Trong khi đó, giao thức truyền tải thông tin tại HTTPS lại sử dụng Port 443
Về tốc độ truy cập
Trước đây, HTTPS thường ít được sử dụng do thời gian truy cập chậm hơn khá nhiều so với HTTP. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi cấu hình máy cũng như tốc độ truy cập mạng tăng lên đáng kể thì con số này được rút ngắn xuống gần như bằng không.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách phân biệt giao thức HTTP và HTTPS. Và hiển nhiên, HTTPS an toàn hơn so với HTTP rất nhiều trong việc mã hóa dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân, đó cũng là lý do vì sao giao thức này đang ngày càng được tin dùng.
Như thế nào là một website có sử dụng HTTPS
Với những thông tin chúng tôi đưa ra trên đây, có lẽ phần nào bạn đã hiểu về HTTPS. Vậy một website có sử dụng HTTPS sẽ có dấu hiệu như thế nào? Làm thế nào để nhận biết một website đã và đang có sử dụng HTTPS? Trên thực tế, một website có sử dụng HTTPS rất dễ được nhận biết qua các biểu tượng tương ứng với tính chất thứ 3 của giao thức này - Tăng độ tin cậy của người dùng.
Cụ thể, tùy vào từng trình duyệt khác nhau mà những biểu tưởng HTTPS sẽ có sự thay đổi, dưới đây là hình ảnh biểu tượng một website đang sử dụng HTTPS trên 5 trình duyệt phổ biến nhất tại nước ta hiện nay là Chrome, Firefox, Cốc Cốc, Internet Explorer và Microsoft Edge mà bạn có thể theo dõi.
HTTPs trên trình duyệt Firefox
HTTPs trên trình duyệt Internet Explorer
HTTPs trên trình duyệt Chrome
Ngược lại, những trang web không sử dụng giao thức này cũng sẽ có các biểu tượng cảnh báo như dấu chấm than hoặc cụ thể hơn là dòng chữ "không bảo mật" ở góc bên trái thanh nhập URL. Tồi tệ hơn, với một vài trang web không bảo mật, Chrome sẽ có một cảnh báo kém an toàn nhìn có vẻ "khá nặng nề" như dưới đây:
Chính "thái độ" khá gắt gao từ các nhà cung cấp dịch vụ này đã khiến cho con số những website sử dụng HTTPS tăng nhanh một cách chóng mặt.
Vậy làm thế nào để chuyển sang giao thức HTTPS
Mang lại rất nhiều lợi ích từ việc bảo mật thông tin đến độ tin cậy của người dùng. Vậy làm thế nào để có thể sử dụng được giao thức HTTPS? Khởi tạo website mới hiện nay có được cung cấp sẵn giao thức HTTPS không? Câu trả lời là không. Tất cả các website hiện nay khi mới được khởi tạo đều sẽ được mặc định là giao thức HTTP, để chuyển sang HTTPS bạn cần cài đặt thêm các chứng chỉ hay các giao thức bảo mật như SSL hoặc TLS.
Có 2 cách để bạn có thể cài đặt chứng chỉ này để chuyển website từ HTTP sang HTTPS cụ thể như sau:
Cách 1: Mua chứng chỉ SSL trực tiếp từ các đơn vị cung cấp để về tự cài
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ và đã biết cách tự cài SSL cho website thì việc trực tiếp mua chứng chỉ SSL từ các đơn vị cung cấp sẽ là một giải pháp khá tiết kiệm và nhanh chóng. Tuy nhiên, do tất cả các nhà cung cấp SSL uy tín hiện nay đều là doanh nghiệp nước ngoài, nên để việc giao tiếp diễn ra tốt nhất, bạn cần có kiến thức về các thủ tục này cũng như có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt để quá trình mua chứng chỉ được diễn ra nhanh chóng.
Một số nhà cung cấp SSL được cộng đồng đánh giá là uy tín mà bạn có thể tham khảo nếu có lựa chọn tự mua chứng chỉ SSL như sau:
- Comodo SSL - https://comodosslstore.com
- DigiCert - https://www.digicert.com
- Entrust Datacard - https://www.entrustdatacard.com
- GeoTrust - https://www.geotrust.com/
- GlobalSign - https://www.globalsign.com
Cách 2: Sử dụng dịch vụ cài đặt HTTPS cho website từ các công ty thiết kế web trong nước
Hiện nay, tại Việt Nam, hầu hết các công ty thiết kế website đều cung cấp dịch vụ cài đặt https cho web. Với dịch vụ này, bạn sẽ chỉ cần cung cấp một khoản chi phí phù hợp cho dịch vụ và tất cả các bước còn lại sẽ được công ty đối tác thực hiện.
Là một công ty thiết kế website với gần 10 năm kinh nghiệm trong nghề, Tất Thành đã thực hiện cài đặt HTTPS cho nhiều website do chúng tôi thiết kế và xây dựng.
Hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline dưới đây để nhận báo giá và tư vấn chi tiết nhất:
Chúc bạn một ngày làm việc hiệu quả!