Trong bài viết này, thiết kế website Tất Thành sẽ chia sẻ với các bạn về kênh mà khách hàng hay trao đổi trên website. Nắm bắt được xu hướng của việc trao đổi, bạn sẽ tinh chỉnh website để trở lên hiệu quả hơn.
Zalo
Ngoài việc gọi điện thông thường thì có lẽ Zalo đã trở thành kênh giao tiếp phổ biến nhất ở Việt Nam. Gần như ai có điện thoại đều có dùng zalo cả vậy. Chính vì vậy, zalo đã trở thành một kênh giao tiếp phổ biến và ngày càng được ưa chuộng. Thêm vào đó, các tính năng của zalo cũng rất tốt, chat, call, mạng xã hội,... nhìn chung đều khá ổn.
Chính vì vậy, Zalo cũng được dùng rất phổ biến trong các hoạt động tư vấn, kinh doanh. Chỉ cần bạn xin số zalo của khách hàng sau đó add và trao đổi chi tiết với nhau. Vừa tiết kiệm mà vẫn hiểu ý nhau một cách dễ dàng. Khi cần thiết thì có thể call âm thanh, call video để trao đổi, tư vấn và hướng dẫn.
Trong tương lai, zalo sẽ ngày càng phổ biến và được ưa chuộng hơn. Vì vậy, bạn có thể bắt đầu đẩy mạnh việc ứng dụng zalo vào tư vấn và hỗ trợ khách hàng các bạn nhé. Rất hiệu quả đấy.
Theo thống kê thì ngoài gọi điện, zalo đang là kênh trao đổi trong kinh doanh phổ biến nhất Việt Nam.
Xem thêm:
Facebook messenger
Mạng xã hội Facebook thì khỏi nói rồi. Bao trùm cả thế giới và Việt Nam. Xét tính đặc thù bản địa, trao đổi với các khách hàng Việt Nam thì Zalo có nhiều ưu thế và được sử dụng rộng rãi hơn. Còn nếu cần các yếu tố trao đổi với các khách hàng nước ngoài hoặc người Việt ở nước ngoài thì Mesenger có nhiều ưu thế hơn.
Messenger cũng có thể được tích hợp với các chatbot để auto giao tiếp, trao đổi, chăm sóc khách hàng. Đây là điều mà Zalo chưa có. Thế nên, bạn cứ dựa vào các đặc điểm khách hàng của bạn để điều hướng khách hàng vào các kênh giao tiếp cho phù hợp với mình.
Gọi điện thoại
Đây vẫn là một kênh phổ biến. Nhưng chiếm vị trí không còn độc tôn như xưa nữa. Một số nội dung trao đổi ngắn thì chúng ta và khách hàng có thể trao đổi qua điện thoại. Hoặc với một số trường hợp, một số ngành nghề hay khách vip thì kênh này vẫn được ưu tiên. Tuy nhiên, xét về tổng thể và tỷ lệ thì lượng dùng kênh này đang ngày càng giảm đi. Tuy không “mất tích” nhưng không phải là kênh để dùng trao đổi lâu dài.
Zalo Facebook thì có các tính năng tuyệt vời như trao đổi trực tiếp, gửi file, gửi ảnh, chia sẻ màn hình,... những ưu thế này giúp chúng ta và khách hàng có thể kết nối tốt hơn. Và tương tác, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Email
Ngày xưa, người ta cứ trao đổi làm việc là auto xin email của nhau. Nhưng ngày nay đã khác, zalo hay facebook mang đến nhiều sự tiện lợi hơn. Thế nên email đã lui xuống thành một trong các kênh ít phổ biến. Trừ các lý do đặc biệt thì người ta mới trao đổi qua email. Vì email không có tính tương tác, phản hồi nhanh như zalo, facebook. Không biết bao giờ khách hàng phản hồi, rồi lại cứ phải thông báo cho khách hàng khi gửi email, nhìn chung là tính tương tác bị chậm, sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vì thế, thay vì xin email, bạn hãy xin zalo, facebook của khách hàng là tối ưu hơn.
Mặc dù email vẫn là một kênh mặc định cần phải có. Nhưng nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử và dần lui xuống khỏi vũ đài lịch sử.
Form liên hệ - tư vấn
Nhiều người đánh giá thấp kênh này khi
thiết kế website bán hàng. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng khách hàng dùng cách thức này để gửi yêu cầu cho nhà cung cấp, công ty, khách hàng vẫn khá tốt. Bởi một số thời điểm chúng ta sẽ không kịp online để trao đổi, tư vấn hay tiếp nhận. Thì các khách hàng sẽ có xu hướng gửi yêu cầu qua form cho đơn vị tư vấn.
Nhìn chung chẳng mất gì, chúng ta cứ cung cấp cho khách hàng một kênh mà khách hàng vẫn còn ưa chuộng để tránh bị mất đi một số khách hàng.
Qua các công cụ chat như tawk.to, subiz,...
Các hệ thống này cung cấp khá nhiều tính năng để quản lý các nội dung trao đổi, tư vấn. Có một số công cụ cung cấp một số tính năng như quản lý nhiều nhân viên tư vấn, hỗ trợ,... Và vẫn có đủ các tính năng như zalo, facebook như chát trực tuyến, gửi file,... Nhìn chung các công cụ này có những ưu điểm nhất định.
Tuy nhiên, nhược điểm của các công cụ này là có thể mất phí. Và bạn không có thông tin cá nhân khách hàng như zalo, facebook. Qua zalo, facebook bạn còn có thêm thông tin để tìm hiểu hơn về khách hàng và công ty khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả tư vấn, chăm sóc và hỗ trợ khách hàng hơn.
Một số công cụ khác như skype, viber,...
Các công cụ này ngày nay ít được sử dụng vì đã mất đi các ưu thế. Các tính năng của skype hay zalo không còn đấu lại được các công cụ mạnh mẽ như zalo, facebook nữa.
Trên đây, thiết kế website Tất Thành chia sẻ với các bạn về một số kênh trao đổi khách hàng phổ biến và đang được ưu chuộng hiện nay. Việc hiểu rõ đặc điểm của từng công cụ trao đổi giúp bạn điều hướng khách hàng vào kênh giao tiếp phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Chúc các bạn thành công nhé!