Trong quá trình hoạt động và kinh doanh, Thiết kế website Tất Thành đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ các bạn độc giả cũng như từ khách hàng và Trang web tĩnh là gì? Phân biệt web tĩnh và web động chính là một trong số đó. Hôm nay trong bài viết này Tất Thành sẽ gửi đến bạn câu trả lời chi tiết, cùng theo dõi nhé:

Trang web tĩnh là gì?

Trang web tĩnh là gì?

Trang web tĩnh về cơ bản được định nghĩa là một trang web sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ chính là HTML (có đuôi html hoặc htm), sau khi tải trang HTML từ máy chủ xuống, trình duyệt sẽ biên dịch mã và hiển thị nội dung trang web, người dùng hầu như sẽ không thể tương tác với trang web được.
 
Xem thêm:

Các ngôn ngữ để lập trình website tĩnh

Như đã nói ở trên, website tĩnh sẽ được xây dựng chủ yếu từ ngôn ngữ HTML, bên cạnh đó để thiết kế một website tĩnh đẹp hơn, người ta sẽ sử dụng thêm các ngôn ngữ phụ trợ như CSS và Javascript. Hiện nay khi công nghệ lập trình web ngày càng phát triển, HTML5 và CSS3 dần được sử dụng để thay thế cho HTML và CSS cũ.

Như vậy, một trang web tĩnh hiện nay sẽ được xây dựng bởi 3 ngôn ngữ cơ bản là HTML5, CSS3 và Javascript.

Một website tĩnh thường sẽ có thiết kế khá đẹp và bắt mắt, tuy nhiên do khó khăn về thay đổi nội dung nên nó ít được sử dụng. Website tĩnh chỉ thường được sử dụng ở các đơn vị chuyên về thiết kế website bởi họ đủ điều kiện và khả năng để thay đổi các thông tin đã được gắn tĩnh trên web. 

Ưu điểm của website tĩnh

Vậy website tĩnh có những ưu điểm gì mà dù khó khăn trong việc thay đổi thông tin mà các đơn vị thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cũng vẫn muốn sử dụng? Dưới đây là một số ưu điểm của website tĩnh:
  • Tốc độ truy cập nhanh: Do được thiết kế chủ yếu bằng ngôn ngữ HTML5 có bổ sung và phụ trợ từ CSS3 và JS nên dung lượng của một trang web tĩnh thường khá nhẹ từ đó tốc độ truy cập web cũng nhanh hơn.
  • Giao diện thiết kế mới lạ: Do không phải biến đổi thông tin quá thường xuyên nên một website tĩnh có thể được thiết kế khá tùy ý với nhiều giao diện độc đáo, mới lạ đầy ấn tượng mà website động không thể có được.
  • Chi phí đầu tư thấp: Một trang web tĩnh thường có chi phí đầu tư khá thấp so với web động, cụ thể là cũng với cùng một giao diện, website động sẽ yêu cầu sự tham gia của coder chứ không chỉ riêng nhan viên cắt giao diện, điều này khiến chi phí cuối cùng bị đội lên khá nhiều.
  • Thân thiện với bộ máy tìm kiếm: Việc đặt tên file HTML tùy ý giúp trang web tĩnh thân thiện hơn với bộ máy tìm kiếm
  • Ít tốn tài nguyên máy chủ: Nhu cầu cấu hình máy chủ thấp, nên chi phí máy chủ thấp, cũng như các chi phí vận hành, bảo trì, sao lưu dự phòng.
  • Gần như không thể hack: Một ưu điểm có thể nói là bất khả chiến bại của website tĩnh đó chính là việc nó "gần như không thể hack được". Sử dụng web tĩnh sẽ loại trừ được hầu hết yếu tố bị tấn công từ bên trong máy chủ, việc tấn công 1 trang web tĩnh chỉ mở duy nhất port 80, 443 là rất khó, nếu không nói là không thể.

Nhược điểm của website tĩnh

  • Khó quản lý nội dung: Do các nội dung trên website tĩnh sẽ được nhập trực tiếp trên file HTML, CSS nên việc quản lý nội dung sẽ trở lên khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt với những website có nhiều trang web tĩnh.
  • Khó nâng cấp bảo trì: Thông thường với một website động, việc nâng cấp sẽ chỉ cần thực hiện trên một trang là sẽ được đồng bộ trên những trang dùng chung. Tuy nhiên với môt website tĩnh điều này sẽ là không thể. Để thay đổi thông tin cho một website tĩnh, bạn sẽ cần tự vào thủ công từng trang một để tiến hành thay đổi.
  • Không có sự tương tác với người dùng: Một đặc điểm chủ yếu nhất khiến website tĩnh không thường được trọng dụng hiện nay chính là sự tương tác. Trong thời đại thương mại điện tử bùng nổ, hầu hết các website hiện nay đều được lập ra với mục đích kinh doanh và bán hàng trực tuyến, nó đòi hỏi người sở hữu website phải liên tục cập nhật các thông tin, sản phẩm cũng như các chính sách hấp dẫn đến khách hàng nhưng với một trang web tĩnh điều này gần như là không thể. Bạn sẽ không thể ngày nào cũng báo với đơn vị thiết kế website thêm nội dung cho website của mình cũng như việc họ sẽ không thể luôn luôn hỗ trợ bạn, cũng chính vì lý do này mà website tĩnh bị mất dần vị thế của nó.

Các ứng dụng của website tĩnh là gì?

Với những ưu, nhược điểm và tính chất như trên, vậy một website tĩnh sẽ thường được sử dụng trong những trường hợp nào?

Về cơ bản website tĩnh sẽ được sử dụng để làm website cho các công ty thiết kế web hoặc cho các cơ quan, đơn vị mà thông tin trên đó gần như ít hoặc không cần thay đổi trong một thời gian dài.

Với các website dạng khác, website tĩnh cũng có thể được sử dụng cho những trang thường không cần thay đổi về nội dung như trang liên hệ, giới thiệu, ...

Phân biệt website tĩnh và website động

Phân biệt website tĩnh và website động

Vậy làm thế nào để phân biệt đâu là website động đâu là website tĩnh? Trước khi muốn phân biệt website động là website tĩnh, điều đầu tiên bạn cần làm là hiểu rõ khái niệm website động là gì?

Website động hiểu theo cách trực tiếp là nội dung trên website có thể "động" được. Dạng website này cũng được xây dựng và lập trình bởi HTML5, CSS3 và Javascript nhưng có thêm sự góp mặt của một ngôn ngữ lập trình server như ASP.NET, PHP,... và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, My SQL,...

Với một website động, người dùng sẽ được cung cấp một công cụ quản trị cho phép thay đổi các nội dung bên ngoài website một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.

Như vậy về cơ bản chúng ta có thể phân biệt website động và website tĩnh như sau:

Giống nhau: Đều được xây dựng bởi HTML5, CSS3 và Javascript
Khác nhau: ( xem bảng phân tích chi tiết ngay dưới đây:)
 
Website động Website tĩnh
  • Có thêm ngôn ngữ lập trình Server như ASP.NET, PHP,... và cơ sở dữ liệu SQL Server, MySQL,...
  • Cho phép người dùng có thể tương tác với website
  • Dễ dàng bảo trì và nâng cấp website
  • Chi phí thiết kế website cao
  • Ứng dụng cao: Thiết kế website bán hàng, thiết kế website bất động sản, thiết kế website doanh nghiệp
  • Không cho phép người dùng tương tác với website, các thông tin cần thay đổi trên website cần can thiệp trực tiếp để sửa trên file HTML
  • Khó khăn trong việc bảo trì, nâng cấp
  • Chi phí thiết kế website thấp
  • Giao diện đẹp

Trên đây là một số thông tin Tất Thành chia sẻ để trả lời cho câu hỏi Website tĩnh là gì? Phân biệt giữa Website động và website tĩnh. Hy vọng bài viết trên phần nào sẽ giúp các bạn hiểu hơn về hai loại hình website này cùng ưu nhược điểm của chúng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho Tất Thành. Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!